Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 09/03/2018, 08:13 pm |

Tu thiền là tu tâm.


Chân Thiện Mỹ: người tu thiền, tự nhiên lại vươn tới cái đẹp, cái hay trong đời, người tu thiền khi tâm thanh tịnh rồi thì lạ một điều là họ luôn luôn vươn tới cái đẹp, cái hay.

Kết quả hình ảnh cho NGỒI THIỀN


- Tính cao siêu vì thiền đưa ta vượt khỏi thế gian
- Trí tuệ, khi tâm ta thanh tịnh tự nhiên trí tuệ ta rất là sắc bén, rất là sáng suốt
- Đạo đức tăng trưởng vì thiền giúp ta đi dần đến vô ngã, mà người nào cái bản ngã không còn thì đạo đức tỏa ra, tự nhiên mình sống trong đời, mình tràn ngập yêu thương, trong sự nhẫn nhục, trong sự tử tế.
- Chân Thiện Mỹ: người tu thiền, tự nhiên lại vươn tới cái đẹp, cái hay trong đời, người tu thiền khi tâm thanh tịnh rồi thì lạ một điều là họ luôn luôn vươn tới cái đẹp, cái hay.

Định nghĩa Thiền: Thiền là điều phục tâm, Tu thiền tức là tu tâm, vì vậy muốn tu tâm ta phải hiểu rõ về tâm, tâm là cái gì thì ta mới nhiếp tâm được, ta mới tu tập được, cho nên đây là một vấn đề rất là lớn giữa các vùng não.
1. Thứ nhất thân ảnh hưởng đến tâm. 
Bởi trong đạo Phật, đức Phật cho rằng cái bản ngã, chúng sinh là hợp thể của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Một hợp thể không thể tách rời nhau được. Mà sắc tức là thân xác này, thọ là những cảm giác, tưởng là bắt đầu hoạt động của não, hành là sự vận hành, sự quyết định của não, còn thức là cái biết tràn ngập. Nhưng mà trước hết là sắc ảnh hưởng đến thọ, tưởng, hành, thức. Tức là thân ảnh hưởng đến tâm. Ví dụ như khi thân bệnh thì tâm sẽ bất an, tâm không vui, mà nếu bệnh nhiều nữa thì buồn chán, mà nếu phát hiện bệnh nhiều hơn nữa thì có khi tuyệt vọng, và thậm chí có người tự sát luôn. Thân ảnh hưởng đến tâm.

2. Thứ hai là nghiệp ảnh hưởng đến tâm: nghiệp hay phước của quá khứ ảnh hưởng đến tâm, nếu ta là một người có phước thì tâm ta dễ xuất hiện những tư tưởng tốt lành, còn nếu ta là người kém phước, tâm ta dễ xuất hiện những suy nghĩ bậy bạ. Và như vậy, khi ta đi trên con đường nhiếp phục tâm, kiểm soát tâm thì ta phải tạo phước rất nhiều, tránh những điều ác, điều xấu và làm cho phước bảo vệ tâm ta. Bởi vì không có phước bảo vệ tâm thì những tà kiến, sai trái sẽ nhập vào tâm ta, khiến cho ta thấy người tốt lại thành người xấu, người xấu thành tốt, điều phải thành trái, điều trái thành phải, và như vậy đời ta đi vào lầm lỗi. Còn khi ta có phúc, cái phước bảo vệ tâm ta, cái tà kiến, cái sai trái không lọt vào được thì không ai làm cho ta hiểu sai được nữa. Và như vậy nghiệp ta không tạo, phước ta cứ bồi đắp thêm từng ngày.

3. Tính khí ở nhiều kiếp ảnh hưởng đến tâm: Ví dụ một người từ nhiều kiếp là người ích kỷ, thì đời này suy nghĩ cũng vẫn cứ ích kỷ. Rồi một người mà nhiều tham vọng, thì kiếp cũng cứ nhiều tham vọng, khó thay đổi. Do đó cái tính khí từ nhiều kiếp cũng ảnh hưởng đến tâm.

4. Những quan điểm riêng tư ảnh hưởng đến tâm hồn mình. Những quan điểm: sống cống hiến hay sống hưởng thụ, sống vị tha hay sống ích kỷ...

5. Sự giáo dục ảnh hưởng đến tâm: những thông tin từ bên ngoài mà ta tiếp nhận được cũng ảnh hưởng đến tâm hồn mình. Là từ nhỏ ta được cha mẹ ta dạy, ta được thầy giáo dạy, lớn lên ta sống với cuộc đời ta tiếp nhận thông tin này thông tin kia, và những cái thông tin từ bên ngoài đó, những giáo dục về bên ngoài đó, đã chi phối tâm hồn ta.

Hình ảnh có liên quan


6. Một cái yếu tố chi phối tâm hồn của ta nữa là tình cảm: thương ghét ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của ta, khi ta thương ai thì trái ấu cũng tròn, mà khi ghét thì trái bồ hòn cũng vuông. Nên tình cảm thương ghét làm thay đổi suy nghĩ của ta, ảnh hưởng đến suy nghĩ của ta rất là nhiều. Vì vậy, nó làm cho suy nghĩ, nhận thức của ta không còn chính xác nữa.

7. Bản chất của tâm là luôn loạn động, lúc nào cũng suy nghĩ. Một nhà đạo học Ấn Độ, ông có nói câu này: “Trên thế giới này, người khôn cũng như người ngu đều mắc một bệnh giống nhau là hay suy nghĩ”, vì đó là bản chất của tâm, tâm luôn loạn động, lúc nào cũng suy nghĩ hết chuyện này tới chuyện kia.

8. Hơi thở ảnh hưởng đến tâm. Có những lúc khi ta gặp chuyện hồi hộp thì ta gần như nín thở. Lúc đó ta không muốn nín thở, nhưng do hồi hộp quá nên nín thở.
Tức là tâm của ta, tình cảm của ta ảnh hưởng đến hơi thở và ngược lại hơi thở cũng ảnh hưởng đến tâm và đó là lí do Phật dạy ta pháp môn là quán niệm hơi thở, để ta nhiếp được tâm, trị được cái tâm tán loạn và đây là cái chìa khóa rất là quan trọng, để có thể nhiếp được tâm, phá được cái chấp, xây dựng được đạo đức, trừ diệt được những pháp bất thiện, vượt qua những tính khí xấu, bồi đắp bao nhiêu cái phước lành trong đời v.v…

9. Rồi cái sự cố chấp hay cái sự buông thả cũng ảnh hưởng đến tâm: đây là sự chấp trước, ví dụ như một người xem thân của mình quá quý, thì tâm người đó chắc chắn sẽ loạn, người quá yêu quý thân này thì tâm người đó phải loạn vì đó là sự chấp ngã.

10. Những vùng ở trên não và những vùng trên cơ thể có tương tác với nhau. 
Đây là một điều về y sinh lí mà ta phải biết trước khi đi vào thiền. Và vì khi ta ngồi thiền với tư thế kiết già, bắt chéo hai chân, hai bàn tay xếp lên lại là ta đang tạo ra sự tương tác lên trên não. Mười phương ba đời chư Phật đều ngồi thiền trong tư thế kiết già, hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay xếp lại để trước bụng vì có lí do cả. Vì chỉ với tư thế kiết già này thì hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân và cả bụng dưới của ta gom lại 1 chỗ, nó tương tác lên trên não, làm cho não dễ yên. Cách ngồi này hỗ trợ rất lớn cho việc nhiếp tâm, nhưng mà khi ngồi lâu thì tê và đau. Đây là thử thách rất lớn của người tu thiền.

ST

« Quay lại



© Copyright 2020 Phulongland.com, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Phulongland.com" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức Sự kiện Truyền thông & Thương mại Việt Nam