Với quy hoạch này, bất động sản Phan Thiết - Mũi Né có nhiều tiềm năng phát triển và sinh lời trong tương lai. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức tăng trưởng này có thể cao hơn nhiều so với cam kết lợi nhuận mỗi năm như các thị trường Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc nên các nhà đầu tư liên tục đổ vốn vào đây.
Đầu năm 2017, Tập đoàn Rạng Đông mở bán 1.200 nền đất dự án Ocean Dunes ven biển Đồi Dương. Không cam kết lợi nhuận nhưng hầu hết sản phẩm được tiêu thụ hết trong 4 tháng.
Cuối tháng 12 vừa qua, dự án Goldsand Hill Villa tại Mũi Né cũng được Công ty Lộc Tú và VNGroup công bố ra thị trường, thu hút hơn 500 nhà đầu tư. Nhiều người xuống tiền trước để giữ chỗ.
Nhiều nhà đầu tư tìm hiểu thị trường bất động sản Phan Thiết trong lễ ra mắt dự án Goldsand Hill Villa. |
Ngoài Goldsand Hill Villa, Ocean Dunes, nhiều dự án sắp mở bán trong quý II và quý III/2019 tại Phan Thiết - Mũi Né như Ocean Vista, một dự án của Hưng Lộc Phát hay Dubai Việt Nam của Công ty nông thị Dubai... cũng không áp dụng chương trình cam kết lợi nhuận.
Theo chia sẻ của chủ đầu tư dự án Goldsand Hill Villa, thị trường tiềm năng như Phan Thiết sẽ ngày càng phát triển và nhà đầu tư kiên trì có thể thu được khoản lợi nhuận cao. Theo ông, có 2 nguyên nhân đảm bảo cho việc đầu tư sinh lợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở thị trường Phan Thiết.
Thứ nhất, so với các thị trường bất động sản kỳ cựu, giá nhà đất nghỉ dưỡng tại Phan Thiết - Mũi Né còn rẻ, chỉ bằng khoảng 30% giá đất của các thị trường Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc. Hiện, giá một căn biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao, đầy đủ nội thất cao cấp chỉ khoảng 4-5 tỷ đồng một căn, chỉ bằng một căn condotel 70 m2 tại Phú Quốc.
Mỗi căn biệt thự 5 sao tại Goldsand Hill Villa có giá 4-5 tỷ đồng. |
Lãnh đạo Lộc Tú cũng nhận định, quá trình tăng giá của thị trường Phan Thiết - Mũi Né sẽ bùng nổ vào năm 2019 và đạt đỉnh vào năm 2020 khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch biến Mũi Né - Phan Thiết trở thành điểm đến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương.
Để phục vụ cho chiến lược này, trong 2 năm tới, Chính phủ sẽ đầu tư 25.000 tỷ đồng vào 2 siêu dự án trọng điểm là sân bay Phan Thiết và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1,5 giờ thay vì phải bắt chuyến bay từ Hà Nội vào TP HCM, rồi mất thêm 3-4 giờ chạy xe xuống Phan Thiết - Mũi Né.
Với quy mô được nâng lên cấp 4E, sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn có sải cánh từ 52-65m, chiều rộng bộ càng đáp từ 9-14m như A320, A321... Dự kiến, sân bay này có thể đón tới 2 triệu khách mỗi năm.
Ngoài tăng vốn cho sân bay, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với điểm đầu trên Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh (Bình Thuận), điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng được gấp rút thực hiện.
Đường cao tốc xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 120km một giờ, quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh bề rộng nền đường 25m. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 14.359 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng mức đầu tư sân bay Phan Thiết từ 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. |
"Dòng vốn này được kỳ vọng sẽ giúp Phan Thiết - Mũi Né lột xác và thu hút lượng khách khổng lồ đến với Phan Thiết mỗi năm. Đây được xem là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản bùng nổ trong năm nay", vị đại diện khẳng định.
Văn Diệp
VnExpress