Phân loại
* Dựa vào phương pháp chế tạo thai cốt và kỹ thuật thể hiện men màu, họa tiết, có thể chia chế phẩm pháp lang thành bốn loại:
* Kháp ti pháp lang (掐 丝 珐 琅): Pháp lang làm theo kiểu ngăn chia ô hộc. Xem en: Cloisonne
* Họa pháp lang (画 珐 琅): Pháp lang làm theo kiểu vẽ trên nền men như các tác phẩm hội họa (Painted enamel), kiểu này được phát minh ra tại thị trấn Limoges của Pháp trong thế kỷ 15.
Tạm thai pháp lang (錾 胎 珐 琅): Pháp lang có cốt được chạm trổ (champleve).
Thấu minh pháp lang (透 明 珐 琅): Pháp lang có phủ lớp men trong bên ngoài.
Kháp ti pháp lang Trung Quốc
Pháp lam Huế thuộc Họa pháp lang và một số vật dụng khác là đồ ký kiểu thuộc Kháp ti pháp lang được đặt mua tại Trung Hoa. Dựa trên các hiện vật pháp lam được trang trí trên các cung điện của triều Nguyễn và các hiện vật pháp lam hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế cũng như trong dân gian, có thể thấy pháp lam được sử dụng vào các mục đích chính sau đây:
Pháp lam dùng trong trang trí ngoại thất các cung điện triều Nguyễn: Loại hình này thường thấy trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm tại các cung điện điển hình như ở điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị); điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức); điện Thái Hòa (Đại Nội) và các nghi môn ở các lăng trên cũng như khu vực Đại Nội.
Pháp lam dùng trong trang trí nội thất: Đó là những hoành phi, câu đối, bình, choé...
Pháp lam gia dụng và pháp lam tế tự: Hiện vật nhóm này bao gồm các đồ dùng trong việc tế tự như lư hương, quả bồng, chân đế quả bồng, cơi trầu... và các đồ gia dụng như khay trà, tô, bát, tìm đựng thức ăn.
Pháp lam qua các thời kỳ
Đồ đồng tráng men hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Pháp lam còn là loại hình mỹ thuật, đồng thời, là một loại vật liệu đặc biệt, được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế. Đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Sử sách nhà Nguyễn cho biết thời điểm khai sinh kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam là năm 1827; thịnh hành vào các đời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883); sa sút từ sau thời kỳ tứ nguyệt tam vương3 và dù được phục hồi, chỉnh đốn dưới triều Đồng Khánh (1885-1889) song không phục hưng nổi mà rơi vào thoái trào rồi thất truyền.
Như vậy, thời gian tồn tại của kỹ nghệ pháp lam Huế, từ lúc khai sinh đến khi thất truyền, chỉ hơn 60 năm. Nhưng di sản pháp lam còn lại trên mảnh đất cố đô Huế khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức.
Nghệ thuật pháp lam trong ngôi nhà Xứ Huế
Hiện ở Huế có nhiều nhóm nghiên cứu phục chế Pháp lam, tuy cách thức, công nghệ và đạt những mức độ thành công khác nhau song bước đầu đã đáp ứng công tác trùng tu di tích, hơn thế nữa đã phục hồi được một nghề chuyên sản xuất cho vua chúa mà một thời gian được xem như thất truyền.
Chú thích
Chóe pháp lam trong Đại Nội Huế
Trong Nguyễn Phúc tộc thế phả in năm 1995, trang 123, tên húy của chúa Nguyễn Phúc Lan viết theo Hán tự là 灡 và đọc là "Lan". Nếu theo Luật kỵ húy của triều Nguyễn tại sao triều đình Huế lại ban ra các chức danh có phiên âm gần giống lan như: Lang Đạo, Lang Chiên, Thị Lang, Lang Trung, Đặng Sĩ Lang, Tá Quốc Lang...? Nguồn Quan chức nhà Nguyễn-Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2000.
Âm Lan là quốc húy của triều Nguyễn. Căn cứ theo chỉ dụ năm Gia Long thứ 6 (1807) về những điều răn cấm: kính lục các chữ húy đọc đến phải tránh âm, làm văn phải đổi dùng chữ khác. Các chữ húy này gồm 6 chữ: Noãn (暖); Ánh (映); Chủng (種); Luân (輪); Hoàn (環) và Lan (籣).
Đây là giai đoạn lịch sử đen tối nhất của triều Nguyễn, sau khi vua Dục Đức bị truất phế, chỉ trong vòng 4 tháng mà hai quyền thần Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường đã lập rồi truất phế thêm 2 người nữa là vua Hiệp Hòa và vua Kiến Phúc nên ở Huế mới có câu: Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường (Một sông hai nước lời khôn nói, bốn tháng ba vua triệu chẳng lành).
Nguồn tham khảo
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội năm 1964. 故 宫 藏 金 属 胎 珐 琅 器 (Cố cung tàng kim thuộc thai pháp lang khí). 编 著: 陈 丽 华
Tạp chí Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế- Chuyên đề Pháp lam. Trần Lệ Hoa * Hình ảnh Đỗ Vinh