Khi nào xã hội loài người chúng ta vẫn còn quan niệm rằng tiền là quan trọng, mọi người vẫn miệt mài đi kiếm tiền, vẫn còn đánh giá sự thành công của một người bằng số tiền anh ta nắm giữ…Thì một cách tự nhiên thế giới sẽ xuất hiện 02 nhóm người: Nhóm người có tiền nhàn rỗi (Nhóm cung tiền) và Nhóm người cần có thêm tiền (Nhóm cầu tiền). Khi đó, tiền sẽ di chuyển từ Nhóm cung tiền sang Nhóm cầu tiền bằng nhiều hình thức khác nhau (đương nhiên nó không phải là miễn phí).
Nhóm cung tiền sẽ “chơi với tiền” với mong muốn làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.
Nhóm cầu tiền sẽ có được thứ họ cần. Họ phải nỗ lực làm việc để trả lại số tiền mà họ đã “mượn” và giàu hơn.
Khi đó, nền kinh tế sẽ chăm chỉ làm việc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, sự cạnh tranh lẫn nhau cao hơn, người dân được dùng sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển để cạnh tranh và phục vụ nhu cầu người dân.
Có 02 cách điều chuyển tiền từ nơi Cung sang nơi Cầu của nhà điều hành:
Với vai trò quản lý, nhà điều hành đương nhiên là mong muốn nền kinh tế đạt được những ích lợi càng nhiều càng tốt. Họ dùng 02 kênh chính để điều chuyển tiền.
* Kênh gián tiếp: Tức là một tổ chức đứng ra “kinh doanh tiền” và chịu rủi ro cho hoạt động đó. Họ mua tiền từ người Cung với giá 5%/năm và họ bán cho người Cầu với giá 8%. Nếu kinh doanh tốt họ có lời, nếu kinh doanh tệ họ bị thua lỗ và họ hoạt động dưới sự giám sát của nhà điều hành. Đại diện to lớn nhất của kênh này là Ngân Hàng.
* Kênh trực tiếp: Một tổ chức đứng ra “môi giới tiền” cũng như các loại giấy tờ có giá khác, điều chuyển tiền trực tiếp chuyển từ nguồn Cung sang nguồn Cầu, và họ ở chính giữa sống nhờ hoa hồng tư vấn và môi giới. Đại diện phổ biến nhất của kênh này là Thị Trường Chứng Khoán (TTCK).
Như vậy: Về bản chất giá trị đóng góp đối với nền kinh tế của Ngân Hàng và TTCK là như nhau, chỉ là hình thức thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Các quốc gia chú trọng phát triển kinh tế đều có TTCK phát triển, bởi vì họ muốn toàn dụng công suất của tiền trong dân. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam ta còn quá non trẻ (chỉ chưa đầy 20 năm), và tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khoán rất thấp (chỉ 02% so với 40% của các nền kinh tế lớn).
1. Tạo tính thanh khoản chứng khoán. Tức là NĐT có thể chuyển đổi từ cổ phần công ty sang tiền mặt hoặc ngược lại, thị trường càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản của thị trường càng được nâng cao.
2. Giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty.
3. Thúc đẩy cổ phần các công ty cổ phần và phát triển. TTCK hỗ trợ cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần.
Ngược lại, chính sự phát triển của mô hình công ty cổ phần đã làm phong phú và đa dạng các loại hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển sôi động của TTCK. Có thể nói TTCK và công ty cổ phần là hai loại định chế song hành hỗ trợ nhau cùng phát triển.
4. Thu hút vốn từ nước ngoài. TTCK không những thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà còn giúp chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ.
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) là an toàn và hiệu quả, vì các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán VN cũng như thế giới, đều có 1 cấu trúc tương tự như nhau. Về cơ bản, cấu trúc tổ chức của TTCK gồm 5 thành phần tham gia:
1. BÊN BÁN: Phần lớn bộ phận này là những CÔNG TY NIÊM YẾT, các công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán.
2. BÊN MUA: Là những người đi mua hoặc sở hữu cổ phiếu của công ty niêm yết, chúng ta gọi chung là những NHÀ ĐẦU TƯ.
3. NƠI TRƯNG BÀY CỔ PHIẾU: Đại diện là Sở GDCK (Sở Giao dịch chứng khoán), là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, là nơi cung cấp thông tin chỉ số giá chứng khoán, các chính sách tin dụng, lãi suất nhà nước,…Hiện nay, TTCK Việt Nam có 2 Sở GDCK chính: Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Sở GDCK (HNX) Hà Nội tương ứng 2 chỉ số chính là VN-INDEX, HNX-INDEX.
4. QUẢN LÝ: Ở VN, cơ quan quản lý cao nhất là (UBCK) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
5. DỊCH VỤ: Vai trò chính làm môi giới trung gian, đó là CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN – một định chế tài chính trên thị trường chứng khoán, có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian như môi giới mua – bán chứng khoán (thông qua phần mềm giao dịch), tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành.
Thông thường với vai trò là những cá nhân như chúng ta, cách dễ dàng nhất để tham gia vào TTCK dưới góc độ là NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN (BÊN MUA). Hoặc việc tham gia vào 1 nhà quản lý Uỷ ban chứng khoán, sở GDCK không phù hợp với đại đa số. Cho đến làm mở 1 công ty chứng khoán để tham gia dưới góc độ làm dịch vụ, chúng ta cũng không tham gia được mà chỉ có thể hợp tác làm cộng tác viên môi giới cá nhân.
Dưới góc độ là bên BÁN, nhà nước rất khuyến khích những cá nhân có thể cổ phần hoá doanh nghiệp của mình, và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên để được cổ phần hoá, công ty cần có thời gian hoạt động nhất định và có lợi nhuận tốt trong thời gian đấy. Phần này, Khang cũng lưu ý thêm anh/chị nào có công ty tốt, hoạt động hiệu quả nên ưu tiên cổ phần hoá và tham gia bên BÁN là tốt nhất.
Tóm lại, dưới góc độ đa số cá nhân, tham gia bên MUA là dễ dàng nhất.
Là nơi giao thương giữa Cung tiền – Cầu tiền, Cung cổ phiếu – Cầu cổ phiếu.
Những người mua đi bán lại là những nhà thương mại, giống như bạn mua/bán gạo, hồ tiêu, cafe,…
Nhìn chung, chứng khoán là các loại giấy tờ có giá khác nhau được các tổ chức phát hành (theo luật định).
Ở đây, Khang lưu ý, 03 loại chứng khoán chính mà các doanh nghiệp niêm yết thường phát hành: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.
Là một tờ giấy có giá (thực tế bây giờ số hóa cả rồi), chứng nhận quyền sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong công ty phát hành của người nắm giữ nó.
Ví dụ: Công ty VNM phát hành 1.000 cổ phiếu (1.000 tờ giấy có giá). Nếu bạn sở hữu 01 cổ phiếu VNM thì tức bạn là chủ sở hữu 0,1% công ty công ty VNM. Nếu bạn sở hữu 600 cổ phiếu VNM, tức là bạn là người sở hữu 60% công ty này. Với 60% cổ phần, bạn có quyền hành tối cao trong công ty.
Phân biệt cổ phiếu và cổ phần?
Đọc kỹ lại đoạn trên. Bạn sở hữu 600 cổ phiếu VNM tức là bạn sở hữu 60% cổ phần VNM. Lượng (tức số lượng) cổ phiếu và % cổ phần.
Bạn có thể dễ dàng tìm được những định nghĩa của các cụm từ trên bằng cách Search Google. Tuy nhiên quan điểm của tôi về các vấn đề này xoáy vào bản chất, xoáy vào lợi ích của nhà đầu tư. Và nó rất khác biệt so với các định nghĩa thông thường...
Nếu bạn sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp, tức là bạn sở hữu một tỷ lệ % cổ phần trong công ty đó. Bạn là đồng Chủ Sở Hữu của công ty ấy.
Còn trái phiếu, nếu bạn sở hữu nó, bạn là Chủ Nợ của công ty phát hành ra trái phiếu. Nếu bạn mua tất cả trái phiếu của một công ty phát hành ra, bạn là chủ nợ lớn của công ty, nhưng bạn KHÔNG phải chủ sở hữu của công ty. Rất khác biệt với việc sở hữu 1 cổ phiếu.
Ví dụ: Công ty VNM phát hành 5 trái phiếu VNM, mỗi trái phiếu có giá 01 tỷ đồng, lãi suất 9%/năm, kỳ hạn 03 năm. Nếu bạn mua 01 trái phiếu này, tức là bạn cho công ty VNM vay 01 tỷ đồng, thời hạn vay 03 năm, mỗi năm bạn lấy tiền lãi 90 triệu đồng, 03 năm tổng lãi thu về 270 triệu đồng, đến ngày đáo hạn công ty VNM có nghĩa vụ hoàn trả tiền gốc 01 tỷ đồng cho bạn.
Hiểu đơn giản, Trái phiếu có thể quy đổi thành Cổ phiếu. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ cách thức chuyển đổi để có lợi cho nhà đầu tư nhất.
Ví dụ: Công ty ABC có 10 triệu cổ phiếu (tương đương vốn điều lệ 100 tỷ, mệnh giá cổ phiếu theo quy định Việt Nam là 10.000 đ/cp), giá thị trường hiện mỗi cổ phiếu là 25.000 đ/cp. Công ty này phát hành 01 triệu trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá trái phiếu 1000.000 đ/trái, giá phát hành 1000.000 đ/trái, bán mỗi lô 1000 trái (không bán lẻ), lãi suất mỗi năm 09%, thời hạn 03 năm đáo hạn, quyền chuyển đổi trái phiếu thực hiện vào ngày đáo hạn, tỷ lệ chuyển đổi 01:100 (mỗi trái phiếu đổi thành 100 cổ phiếu).
Khi đó, nếu bạn mua 01 lô trái phiếu chuyển đổi này, tức là bạn sở hữu 1000 trái phiếu, tương đương cần chi ra 01 tỷ đồng cho công ty ABC vay. Mỗi năm bạn nhận về 90 triệu tiền lãi vay, 03 năm nhận tổng cộng 270 triệu tiền lãi. Đến ngày đáo hạn, bạn có 02 lựa chọn:
Bạn được chọn 01 trong 02 phương án, tùy tình hình thị trường và giá cả cổ phiếu ABC lúc đó. Nhờ sự trợ giúp của công ty chứng khoán của bạn, hay công ty phát hành trái phiếu hướng dẫn bạn cách chuyển đổi hay đáo hạn.
Công thức: Vốn điều lệ = Mệnh giá x Số lượng cổ phiếu được phát hành
Ví dụ: công ty ABC như trên, vốn điều lệ 100 tỷ, có tổng tài sản là 200 tỷ, nợ là 35 tỷ, khi đó vốn chủ sở hữu là 165 tỷ. Giá trị sổ sách của công ty ABC này là 16.500 đ/cp.
Công thức: Giá trị sổ sách = Vốn chủ sở hữu/Tổng số lượng cổ phiếu
Ví dụ: Công ty ABC thời điểm này giá cổ phiếu 22.000 đ/cp, nhưng 05 phút sau có thể là 23.000 đ/cp rồi.
Ví dụ: cổ phiếu ABC giá cổ phiếu hiện ở mức 23.000 đ/cp, mà bạn định giá ra kết quả giá trị thực là 30.000 đ/cp, thì đó là cơ hội đầu tư rất tốt. Ngược lại, nếu định giá chỉ ra được giá trị thực cổ phiếu ABC là 13.000 đ/cp thì tuyệt đối không nên mua cổ phiếu này.
Hầu hết nhà đầu tư chứng khoán không dành thời gian, học hỏi, để trả lời câu hỏi giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu, mà bị cuốn theo biến động giá cả cổ phiếu hàng ngày. Đó là một trong những lý do khiến những nhà đầu tư thiếu hiểu biết bị mất tiền trên thị trường chứng khoán.
ST