Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 07/08/2019, 09:50 pm |

Các Hoàng đế cổ đại luôn phải sám hối trước Thần Phật?


Sám hối và sửa sai là cách duy nhất để những người cầm quyền sai lầm không phải nhận kết cục bi thảm và sự phán xét muôn đời.



Từ bức tượng “Vua sám hối” – lời nhắn nhủ của một bậc quân vương

Pho tượng “Vua sám hối” độc nhất chỉ có ở Việt Nam, với tạc hình độc đáo đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt khi thấy Đức Phật ngồi trên lưng một vị vua đang khom mình. Nhưng trái lại, “Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan, trụ trì chùa Hòe Nhai – nơi đặt pho tượng độc nhất vô nhị này cho biết.

Theo lời của trụ trì, vào những năm cuối thế kỷ 17 thời hậu Trần, Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, người ta cho rằng sự tồn tại của các nhà sư là không có lợi cho xã hội, các tăng ni và Phật tử trong chùa đều là những “kẻ lười nhác” sống ỷ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải xã hội. Năm 1675, vua Lê Hy Tông lên nắm quyền đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội và đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh. Chùa bỏ hoang, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét đã phải hoàn tục.

Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên là Tông Diễn. Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của người tu hành, thiền sư Tông Diễn đã quyết tâm gặp vua Lê Hy Tông để giảng cho vua hiểu và có niềm tin vào Phật giáo. Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kỳ thị và căm ghét giới tăng lữ nên thiền sư Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là tờ sớ được viết bằng tâm huyết của ông. Trên đó đại ý viết rằng, các vị vua thời Lý, Trần đều hết sức coi trọng Phật giáo, nhờ đó mà quốc gia thịnh trị. Đạo Phật khiến người ta biết sống lương thiện, không sân si, không giết người cướp của, do đó đạo Phật được ví như viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao đến giờ đạo Phật lại bị phỉ báng, cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội…

Vua Hy Tông đọc hết bức sớ, trong giây lát Ngài như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Nhà vua lập tức cho triệu ngay thiền sư Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.


Bức tượng Vua sám hối ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội (Ảnh: Khám phá Việt Nam)

Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc, ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành vi đắc tội khinh nhờn của mình, ông còn gửi gắm lời nhắn nhủ rằng, tất cả mọi người hãy tu thân sửa lỗi để sống tốt hơn; nhất là những quan lại nắm chức và cầm quyền trong tay thì lại càng phải xem lại chính mình. Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà còn là bài học lưu truyền cho muôn đời sau.

Cũng kể từ đó, vua Lê Hy Tông được mệnh danh là vị vua anh minh đức độ nhất thời Lê Trung Hưng với hơn 30 năm trị vì đất nước trong thanh bình.

Cho đến vị hoàng đế biết sám hối của đế chế La Mã hùng cường

Trong lịch sử nhân loại, việc người quyền lực nhất của một quốc gia hay một đế chế hối lỗi và sửa sai sau những hành động đàn áp tín ngưỡng không phải chỉ có mỗi vua Hy Tông. Cũng như các vị hoàng đế La Mã tiền triều, vua Flavius Valerius Aurelius Constantinus (274-337) vốn là người chỉ tin tôn giáo La Mã và phủ nhận sự tồn tại của các vị Thần khác không thuộc tôn giáo của mình. Nhưng rồi vì một giấc mơ điểm hóa, ông đã thay đổi và chấp nhận đa Thần, tức là chấp nhận các tôn giáo khác, đặc biệt là Cơ Đốc giáo. Nhờ sự cải biến tư tưởng này, Constantinus trở thành vị hoàng đế đầu tiên thống nhất đế chế La Mã, và cũng là người chấm dứt 300 năm thảm sát đẫm máu các tín đồ Cơ Đốc giáo ở xứ sở này.

Flavius Valerius Aurelius Constantinus cũng là người ban bố sắc lệnh Milano (13/6/313) chấm dứt thảm sát Cơ Đốc giáo và ông được coi là người giải oan cho Cơ Đốc giáo. Thậm chí người ta đã cho rằng, chính công lao phục hưng Cơ Đốc giáo của ông đã lập nên công đức vĩ đại nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của toàn bộ nền văn minh trong lịch sử phương Tây.





Nhưng những bài học từ quá khứ, những ví dụ ăn năn của những ông hoàng đã từng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trong lịch sử vẫn không đủ để răn dạy hậu thế. Ngay trong xã hội hiện đại, vẫn còn những vị “vua” lạm quyền và điên cuồng với sự ám ảnh vô lý của mình mà phạm phải tội ác chống lại loài người.

Vậy, đâu là bài học cho những đế chế đàn áp đức tin trong lịch sử?

Adolf Hitler (1889-1945) gắn liền tên mình với vụ thảm sát Holocaust với khoảng 11 triệu người bị sát hại. Nạn nhân của cuộc đại diệt chủng này thường bị Đức Quốc xã miêu tả là “kẻ thù của nhà nước”, “nhân tố phi xã hội” và “suy đồi”… Ông ta đã nhân danh nhà nước, quyền lợi của nhân dân để đẩy một nhóm người mà ông ta căm ghét về phía đối nghịch với cả dân tộc Đức thời đó.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, với niềm tin vào thuyết vô Thần và tuyên ngôn “đấu với Trời là vui vô cùng, đấu với Đất là vui vô cùng, đấu với Người là vui vô cùng”. Ông ta lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả, coi thường Thiên Địa. Trên đường lối đó, ông đã dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn trong xã hội. Cách mạng Đại nhảy vọt (1958–1962) khiến 45-60 triệu người thiệt mạng (theo nhà sử học Frank Dikötter và điều tra của Hồ sơ Giải mật Quốc gia). Cách mạng Văn hóa (1966-1976) khiến hơn 20 triệu người bị giết chết và tự sát. Và điều đặc trưng của Cách mạng Văn hóa không phải là số lượng người chết nhiều, mà là chấn thương tinh thần. Con người ta đấu tố lẫn nhau, bị đẩy vào vị trí là kẻ thù của nhân dân, của gia đình, của những người mình thương yêu nhất. Và cũng giống như Hitler, Mao Trạch Đông biết cách dùng quyền lực tuyệt đối của nhà nước, nhân danh nhân dân để đẩy một nhóm người về phía đối lập với cộng đồng và tiêu diệt họ.

Hơn một thập kỷ sau, lịch sử lại lặp lại khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền sau sự kiện thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn. 10 năm sau, cũng vì không tin vào tín ngưỡng và ám ảnh quyền lực điên cuồng, ông ta lại đơn phương ra quyết định đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Và cách thức cũng là tuyên truyền đổ lỗi cho họ, khiến cả dân tộc hiểu sai và coi những người tu luyện là những kẻ có thể đe dọa an ninh quốc gia. Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “Đã có trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị mổ sống lấy nội tạng”, số nội tạng này được Giang Trạch Dân và phe cánh của mình cung cấp cho thị trường ghép tạng thế giới.

Chính sự thiếu đức tin hoặc không có đức tin và ám ảnh quyền lực tuyệt đối là đặc điểm chung của những ‘hôn quân vô đạo’. Và khi họ nắm trong tay quyền lực và có tiếng nói để vu oan cho một cộng đồng nào đó, thì tội ác của họ còn nhân rộng hơn ra rất nhiều bởi người dân đã tin tưởng và vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác của họ.

Cựu Tổng thống Nga, Dmitry Anatolyevich Medvedev đã viết trên trang cá nhân của mình vào sáng 30/10/2009 nhân dịp nước Nga kỷ niệm “Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị” rằng:

“Chúng ta chỉ cần nghĩ – hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị là có thể chấp nhận được”.

Và đàn áp chính trị vì đức tin thì lại càng không thể chấp nhận được, vì nó chà đạp lên những giá trị đạo đức tốt đẹp mà các tín ngưỡng đều đề cao. Trong lịch sử, những đế chế đàn áp đức tin cuối cùng đều đi đến lụi tàn, cả đế chế sụp đổ dù đang ở trên đỉnh cao hưng thịnh. Cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm lịch sử, kể từ lúc các tín đồ Cơ Đốc bị đế quốc La Mã bức hại, cũng là quá trình lịch sử đế quốc La Mã đi đến ngày tàn lụi. Đi đôi với việc bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, đế quốc La Mã không ngừng gặp phải các vấn đề về thiên tai và dịch bệnh, tình trạng kinh tế không ngừng sa sút, bộ lạc Germain và đế quốc Ba Tư cũng bắt đầu xâm chiếm các vùng bờ cõi xa xôi.

Từ năm 306-312, La Mã nội chiến, sáu đế tranh hùng, cuối cùng lấy ít thắng nhiều và Constantinus là người duy nhất tin theo Cơ Đốc giáo. Năm 313, Constantinus và Licinianus cùng ký sắc lệnh giải oan cho Cơ Đốc giáo trên toàn bộ La Mã. Không lâu sau, Licinianus lại tấn công Cơ Đốc giáo, liền bị Constatinus đánh bại. Đế quốc La Mã xuyên suốt châu Á, châu Âu, châu Phi lại thống nhất, vinh diệu dành cả cho Constatinus.




Sau 18 năm ra tay đàn áp Pháp Luân Công, những quan chức trực tiếp thi hành mệnh lệnh của Giang Trạch Dân đã phải gánh chịu những quả báo nặng nề cho tội ác của mình. Từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2015, có gần 800 quan chức cấp cao bị đưa ra vành móng ngựa vì tội tham nhũng, trong đó đa phần là tay chân đắc lực của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Những bài học lịch sử đau thương vẫn cứ liên tục lặp lại để nhắc nhở hậu thế. Vậy nên, con người nên cảnh giác và thanh tỉnh để không tự biến mình thành kẻ đồng lõa với những nhà nước và “quân vương” hung tàn, đố kỵ. Đối với những kẻ thống trị ngang ngược, hống hách, ác độc mà nói, bất cứ tư tưởng, tín ngưỡng và quần thể nào không thuận theo ý muốn của họ thì đều là ‘sự uy hiếp’ nghiêm trọng đối với quyền lực chính trị, đều trở thành cái cớ để họ thủ tiêu, đả kích và tìm mọi cách để nhổ tận gốc. Và họ được hỗ trợ bởi quyền lực tuyệt đối, nhân danh nhân dân để thủ ác. Nhưng những nền độc tài dẫu có quyền lực và tinh vi đến đâu, cũng sớm muộn bị tiêu diệt. Sám hối và sửa sai là cách duy nhất để những người cầm quyền sai lầm không phải nhận kết cục bi thảm và sự phán xét muôn đời.

Thu Hiền

« Quay lại



© Copyright 2020 Phulongland.com, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Phulongland.com" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức Sự kiện Truyền thông & Thương mại Việt Nam