Những lợi thế của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam
- Việt
Nam là một quốc gia có bờ biển dài và nhiều đảo xinh đẹp, kể cả ở vùng
núi Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long cũng đều có thể phát triển bất
động sản nghỉ dưỡng.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt
Nam thời gian qua khá lạc quan. Năm 2015 có gần 8 triệu lượt khách quốc
tế vào Việt Nam, tổng doanh thu ngành du lịch hơn 300.000 tỷ đồng.
- Các địa phương đã chú trọng hơn trong việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Việt Nam gia nhập vào các khối thị trường chung, hình ảnh du lịch được tăng cường quảng bá.
- Sản
phẩm bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng đa dạng. Đặc biệt là sự xuất
hiện của phân khúc tầm trung từ 2-5 tỷ đồng. Điều này giúp thị trường
được da dạng hóa loại hình sản phẩm, từ biệt thự, condotel cho đến cả
nhà phố biển, mở rộng cơ hội đầu tư cho nhiều phân khúc khách hàng hơn.
- Đầu
tư vào bất động sản nghỉ dưỡng sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định
thường xuyên, nhưng phụ thuộc vào địa điểm, đẳng cấp của dự án, thương
hiệu của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý khai thác.
- Sản phẩm du
lịch còn nghèo nàn, thiếu dịch vụ mua sắm, y tế, chăm sóc sức khỏe và
sắc đẹp, vui chơi - giải trí, thiếu cả nguồn nhân lực thông thạo tiếng
Anh và nhiều thứ tiếng cần thiết khác.

Những rủi ro và thách thức có thể gặp khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
- Không
phân tích được tính hiệu quả của việc đầu tư, dẫn đến lợi nhuận không
như kỳ vọng hoặc doanh thu khai thác cho thuê không hiệu quả.
- Chọn
sai dự án. Điều này có nghĩa bạn đầu tư vào dự án có chất lượng không
bền vững, không có yếu tố độc đáo dẫn đến không có lợi thế cạnh tranh
dài hạn, đơn vị quản lý khai thác kém.
- Ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh, chưa tạo được thương hiệu quốc tế để thu hút lượng lớn khách từ nước ngoài.
- Tính chuyên nghiệp trong ngành du lịch chưa được chú trọng, gây trở ngại cho việc phát triển.
Kinh nghiệm đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiệu quả
- Tìm
hiểu về vị trí bất động sản nghỉ dưỡng: Dự án có nằm tại khu vực có
thương hiệu về du lịch hay không, có thuận tiện trong giao thông hay
không, có tiện ích đa dạng không.
- Lựa chọn chủ đầu tư có uy tín có thương hiệu hay các đơn vị quản lý chuyên nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác cho thuê.
- Đánh giá, phân tích số liệu về lượng khách du lịch.
- Đối
với dự án bất động sản nghỉ dưỡng cụ thể, bạn có thể xác định các yếu
tố gồm xác định nằm trong phân khúc nào, giá trị bất động sản đáp ứng số
đông hay số ít, đơn vị chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án có uy tín
và thương hiệu hay không.
- Đánh giá các chương trình bán hàng và cam kết của chủ đầu tư hay đơn vị quản lý.
- Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn, tỷ lệ vay càng thấp càng tốt.
- Lãi suất hợp lý và ổn định trong thời gian càng dài thì càng hiệu quả.
- Tìm
hiểu tính minh bạch của chủ đầu tư, đặc biệt với những chương trình cam
kết lợi nhuận phải tìm hiểu xem là lãi gộp hay lãi ròng (lãi ròng tốt
hơn).
- Đọc kỹ hợp đồng xem có phải đầu tư thêm chi phí cho trang thiết bị căn hộ, chi phí quản lý hay không.
- Nên đầu tư vào phân khúc tầm trung vì tính thanh khoản sẽ nhanh hơn khi có nhu cầu bán.

Tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới
Trong
vòng 5 năm tới, bất động sản nghỉ dưỡng tầm trung có nhiều cơ hội vì
nhóm đối tượng khách hàng có khả năng đầu tư 2-3 tỷ cho một sản phẩm rất
nhiều. Các bất động sản tầm trung sẽ phát triển thuận lợi tại những địa
danh du lịch nổi tiếng, vì chi phí đầu tư vừa phải lại tận dụng được
nhiều tiện ích hạ tầng xã hội, giao thông…
So với đầu tư vào phân
khúc cao cấp thì cơ hội cho thuê ở sản phẩm tầm trung cao hơn do giá
thuê không quá cao, tiếp cận được nhiều khách hàng. Ngoài ra khi cần bán
thì khả năng thanh khoản của sản phẩm cũng nhanh hơn.