Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 03/08/2016, 05:15 pm |

Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến tận diệt khổ đau.


"Giáo pháp của Như Lai được giảng rõ ràng, để thực chứng với kết quả hiện tiền, vượt thời gian, mời mọi người đến xem, đưa đến giải thoát, được người trí thông hiểu, tự mỗi người phải thực hiện cho chính mình".


http://phunutoday.vn/images/news/slides/2013/11/28/original/1464987_765257183500184_924290615_n_1385622280.jpg


Tứ Diệu Đế mà Phật dạy có thể xem như những lời giảng của một vị y sĩ: định bệnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bệnh (Tập đế), mô tả trạng thái khi lành bệnh (Diệt đế), và cách thức trị bệnh (Đạo đế). Trong đó, con đường trị bệnh, con đường đưa đến tận diệt khổ đau (Đạo đế) chính là Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo còn được gọi là Trung Đạo bởi lẽ đây là đường lối thăng bằng, không có những cực đoan của hành hạ xác thân hay trở thành nô lệ của dục lạc; là con đường duy nhất để đạt được giác ngộ, đến được giải thoát.

Bát Chánh Đạo - Con đường diệt Khổ

Bát Chánh đạo bao gồm 8 yếu tố là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định - chia thành 3 nhóm tu học. Những yếu tố trong Bát Chánh Đạo bao trùm mọi phương diện trong cuộc sống: trí thức, đạo đức, xã hội, kinh tế và tâm lý; do đó, bao gồm mọi điều mà con người cần đến để có một đời sống tốt đẹp và tâm linh phát triển.


Bát Chánh đạo bao gồm 8 yếu tố, bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống.

Việc phân chia như vậy là để cho người tu hành dễ hiểu, dễ đi theo. Hành trì theo đạo Phật là thực hành theo tám pháp này cho đến khi thành tựu viên mãn. Tất cả các yếu tố trong Bát Chánh Đạo đều bổ sung, hỗ trợ cho nhau, do đó cần phải được hành trì đồng đều, đầy đủ thì mới tạo nên con đường diệt trừ mọi khổ đau trọn vẹn và mang lại giải thoát thật sự.

Bát Chánh Đạo là thái độ sống của đạo Phật, một con đường rộng mở cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, giới tính , giai cấp. Đức Phật tuyên bố rằng mọi người đều bình đẳng. Ta chỉ có thể đánh giá người khác qua hành động và phong cách của họ, qua những gì họ suy nghĩ và thực hành, chứ không phải qua màu da, xuất thân hay quê quán. Mỗi người lãnh chịu hậu quả về hành động của mình theo luật nhân quả. Mỗi người là chủ của mình.

Con đường tu học theo Phật giáo là con đường tự nỗ lực, không cần cầu xin thần linh hay mê tín dị đoan. Con người có khả năng cải thiện cho đời sống của chính mình, có thể đạt đến mục đích tối hậu qua các cố gắng tinh tấn của chính mình.

Ngay cả Đức Phật cũng không bao giờ tuyên bố Ngài là đấng cứu rỗi. Ngài chỉ là người tìm ra Con đường giải thoát, và Ngài chỉ dạy cho chúng ta về con đường đó. Ngài hướng dẫn và khuyên răn chúng ta, nhưng chính chúng ta phải tự mình tiến bước trên con đường đó. Khi ta tiến bước được trên chặng đường diệt khổ này, ta có thể khuyến khích và hướng dẫn những người bạn đồng hành của ta.

Cho những ai đang trên đà thanh lọc bản thân, Đức Phật dạy rằng tri thức và trí tuệ là chìa khóa trọng yếu. Trí tuệ chỉ có thể được khai phát qua hành trì thiền quán. Hành giả cần phải quán soi thâm sâu vào nội tâm, để có thể thấu suốt chính mình. Các nguyên tắc của đạo Phật là phải tự mình chứng ngộ, chứ không phải những giáo điều để mù quáng tin theo.

Đạo Phật cần phải được thực chứng để phát triển trí tuệ thật sự, chứ không phải chỉ để lý luận, tranh cãi suông. Đạo Phật là những hướng dẫn để chúng ta thực hành, tu tập thanh lọc tâm ý, để chúng ta thấy được lợi ích qua kinh nghiệm thực tế của chính bản thân trong đời sống hằng ngày. Đức Phật đã từng dạy rằng:

Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến tận diệt khổ đau, bao gồm tám phần tử là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

ĐPNN


« Quay lại



© Copyright 2020 Phulongland.com, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Phulongland.com" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức Sự kiện Truyền thông & Thương mại Việt Nam