Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 11/08/2016, 08:00 am |

Người mua nhà cần làm gì để bảo vệ tài sản?


Trước những công bố hàng loạt ngân hàng bị thế chấp, cộng với ảnh hưởng của vụ chung cư Harmona, quận Tân Bình đã bán nhà chung cư cho người dân, nhưng vẫn tiếp tục thế chấp toàn bộ dự án tại ngân hàng, dẫn đến tâm lý hoang mang lo lắng, cho dân cư dự án thế chấp được công bố, và lan rộng cả thị trường bất động sản nói chung.




Sau thông tin công bố hàng loạt dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, các luật sư, chuyên gia ngành bất động sản lên tiếng trấn an người dân không nên lo lắng, hoang mang. Cùng thời điểm đó, vào sáng ngày 02/08 tại tọa đàm “Dự án thế chấp ngân hàng: bình thường hay bất thường?” các chuyên gia cũng nhận định rằng: Dự án thế chấp ngân hàng là hoàn toàn bình thường. Vậy dự án khi nào là bất thường? Ai sẽ đứng ra bảo vệ người mua nhà?

Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng đã cho thấy nhiều “lỗ hổng” của tam giác mạch: chủ đầu tư, ngân hàng, khách hàng.


http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/8a010923642b7bc979a379e399d7ca78/2014/09/05/x1.jpg



Dự án bất động sản thế chấp ngân hàng: Bất thường vì chủ đầu tư sai. Bất thường ở chỗ:


  • Chủ đầu tư không giải chấp căn hộ trước khi bán cho người dân, dẫn đến việc người dân mua nhà đã lâu nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
  • Chủ đầu tư dự án không thông báo ngân hàng việc đem tài sản đang thế chấp đi bán cho người dân. Nhận biết là chủ đầu tư bất động sản sẽ không nhận tiền mua nhà của khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng đang thế chấp.
  • Chủ đầu tư dự án bất động sản không thông báo cho khách hàng về việc dự án đang bị thế chấp tại ngân hàng.

Về phía ngân hàng: Ngân hàng không giám sát tài sản thế chấp chặt chẽ, không giám sát dòng tiền của chủ đầu tư dự án khi bán tài sản thế chấp, không kiểm soát được khách hàng sau khi cho vay.

Về phía nhà nước: Cơ quan nhà nước không rà soát các dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, chưa công khai thông tin dự án minh bạch cho người dân.

Về người mua nhà muốn làm người tiêu dùng thông minh cũng khó khi mà lượng thông tin về dự án chỉ phụ thuộc vào mô giới. Qua thời gian này, khách hàng mua nhà cần “khó tính” hơn trong việc lựa chọn mua dự án nhà hình thành trong tương lai, tìm hiểu kĩ về pháp lý của dự án, tiến độ cũng như những rủi ro của những dự án trước mà chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng.




sau đây là 3 cách để bảo vệ tài sản, yêu cầu và đòi hỏi quyền lợi của mình khi mua nhà hình thành trong tương lai tại các dự án bất động sản bị thế chấp ngân hàng.


  • Thứ nhất: Người mua nhà hình thành trong tương lai, muốn biết dự án mình mua có thế chấp hay không thế chấp, có thể liên hệ qua Sở Tài nguyên Môi trường, đến văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện để nắm thông tin minh bạch.
  • Thứ hai: Người mua nhà tại các dự án bất động sản bị thế chấp ngân hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư dự án cung cấp văn bản được ngân hàng chấp thuận quyền bán, chuyển nhượng dự án nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng Luật Nhà ở 2014.
  • Thứ ba: Khi quyết định mua nhà dự án bất động sản đang bị thế chấp, thì người mua nhà phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp bản sao có công chứng văn bản thỏa thuận ngân hàng cho phép chủ đầu tư huy động vốn.

Dự kiến thời gian tới cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thực hiện rà soát tình trạng thế chấp của các dự án bất động sản và cập nhật thêm tình trạng các dự án đã tiến hành giải chấp để thông tin minh bạch, rõ ràng, giúp bảo vệ quyền lợi của người mua.


« Quay lại



© Copyright 2020 Phulongland.com, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Phulongland.com" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức Sự kiện Truyền thông & Thương mại Việt Nam