| 19/09/2016, 04:11 pm |
‘có duyên không có phận’”.
“Xưa nay, vợ chồng đều là nhân duyên tiền định, đều là giữa hai bên có
ân oán to lớn gì đó cần phải được giải quyết, vậy nên đời này mới có thể
được ở bên nhau. Tại sao một số ‘nhân tình’ đều là gặp nhau sau khi
người đàn ông đã kết hôn chứ?.
Tuy trên bề mặt từ dung nhan, học vấn
cho đến hoàn cảnh gia đình, v.v… nhìn vào thì đều tốt hơn rất nhiều so
với người vợ hiện có. Nhưng chúng ta liệu có từng nghĩ qua rằng: Tại sao
lại không quen nhau trước lúc kết hôn? Điều này đã nói rõ rằng người
này là thuộc về loại ‘có duyên không có phận’”.
Vậy là rất tự nhiên tôi liền kể cho
anh ấy nghe về trải nghiệm duyên phận đời trước giữa anh, vợ anh và cô
nhân tình này mà tôi thấy được thông qua công năng túc mệnh thông:
Câu chuyện xảy ra vào thời nhà Đường,
người anh này đời ấy là một văn nhân cũng có thể nói là có chút danh
tiếng. Một ngày nọ, trong một gặp gỡ với một vị Tiết độ sứ tuổi gần lục
tuần, hai người trò chuyện vô cùng ăn ý. Vị Tiết độ sứ rất tán thưởng
tài hoa của chàng văn nhân này.
Mấy ngày sau vị Tiết độ sứ mời chàng đến nhà mình làm khách, thuận tiện cũng giới thiệu chàng với người nhà của mình.
Lúc đó lại đúng vào lúc giữa thu,
trăng sáng vằng vặc treo nơi chân trời, một hồ hoa sen đang nở rộ, phong
cảnh quả thực hữu tình. Khi cô con gái lớn của Tiết độ sứ đến bên cạnh
chàng văn nhân mời rượu, nhìn thấy ánh sáng bên ngoài chiếu rọi xuống
mặt đất, chàng thuận miệng ngâm rằng:
Nguyệt ảnh thanh huy phàm gian lạc
Mỹ tửu giai nhân phiêu hương quá
Liên khai mãn trì hiển a na
Bộ lý nhân gian tiêu sái quá!
Tạm dịch:
Ánh trắng trong veo xuống phàm trần
Mỹ tửu giai nhân hương thoảng qua
Sen nở đầy hồ vẻ thướt tha
Tự nhiên đi lại chốn nhân gian!
Ngâm xong, mọi người dự yến đều nghe
tựa như mê như say, một hồi lâu vẫn chưa tỉnh thần lại. Mọi người đều
lặng lẽ làm bạn với ánh trăng sáng kia, với hoa sen thướt tha, còn có
rượu ngon và giai nhân, đắm chìm trong đó, không muốn tỉnh lại.
Một lát sau, bầu không khí trầm tĩnh
này đã bị người tiểu thiếp của Tiết độ sứ phá tan. Vốn dĩ người tiểu
thiếp này có việc bận nên đã đến buổi yến tiệc muộn. Khi nàng ta đến,
nhìn thấy mọi người đều không nói năng gì, đều đang ngẩn người nhìn ra
bên ngoài, không biết là chuyện gì, thế là lớn tiếng nói rằng: “Mọi
người có phải đã trúng tà hết cả rồi không, sao lại không nói năng gì cả
vậy?”. Tuy là câu nói nửa đùa nửa thật, nhưng trong hoàn cảnh này, nói
lời như vậy quả thật không thích hợp chút nào.
Những người có mặt trong yến tiệc
ngoài mặt tuy không nói gì, nhưng trong lòng lại rất không vui. Sau buổi
đó, Tiết độ sứ hỏi con gái lớn của mình ấn tượng đối với vị văn nhân
này như thế nào? Cô gái mặt đỏ ửng lên dường như rất hạnh phúc, ấp úng
trở về phòng của mình. Thấy vậy, Tiết độ sứ lòng đã hiểu ý của con gái
mình.
Vậy là Tiết độ sứ cử người đi tìm
chàng văn nhân này thương lượng. Lúc đó, người thiếp của Tiết độ sứ cũng
đã biết được buổi tối hôm đó vì một câu nói thất lễ của mình mà khiến
cho mọi người mất vui, nên đã đích thân đến nhà chàng văn nhân kia xin
lỗi. Lần này khi nàng ta tiếp xúc với vị văn nhân này, cũng đã dấy động
tâm tư. Nàng cảm thấy làm thiếp của Tiết độ sứ không hạnh phúc bằng cùng
với chàng văn nhân này bỏ trốn. Khi nàng bày tỏ ý nghĩ này, chàng văn
nhân này cảm thấy vô cùng khó xử.
Một mặt, chuyện hôn sự với con gái
Tiết độ sứ không dễ từ chối, mặt khác người thiếp của Tiết độ sứ này
trông cũng rất mực xinh đẹp. Chàng trai nghĩ, dù là cự tuyệt lời đề nghị
kết thông gia của Tiết độ sứ hay là gian thông cùng người thiếp của ông
ấy, đều là bất lợi đối với mình, Tiết độ sứ đều sẽ không cam tâm bỏ
qua.
Nhưng nếu như cưới con gái của Tiết độ
sứ, thế thì người thiếp của ông ta cũng sẽ không chừa lại thể diện cho
mình. Huống hồ chàng lại biết người thiếp này vốn nổi tiếng đanh đá chua
ngoa. Trong tâm của chàng rối bời, khó xử trong một thời gian dài,
không thể tự vực lên được.
Về sau vừa khéo, một văn nhân khác đã
mời chàng cùng đi du sơn ngoạn thủy. Chàng nói với Tiết độ sứ rằng mình
muốn du ngoạn ba năm ở bên ngoài. Tiết độ sứ cảm thấy như vậy đối với
chàng cũng là một trải nghiệm học hỏi, vậy là đã đồng ý.
Kết quả ba năm ở bên ngoài này, con
gái của Tiết độ sứ vì vô cùng nhớ nhung chàng mà mắc bệnh nặng. Chàng
văn nhân sau khi biết được tin này thì rất cảm động. Vậy là chàng quyết
định trở về hỏi cưới cô con gái lớn của Tiết độ sứ.
Ngày hôn sự, trước khi lên kiệu hoa,
người thiếp của Tiết độ sứ đã ngấm ngầm sai người bắt cóc cô con gái lớn
của Tiết độ sứ, rồi bỏ mặc cô trong rừng sâu. Còn nàng ta khoác lên y
phục của tân nương, bước lên kiệu hoa về nhà của văn nhân. Bởi vì chàng
văn nhân hôm đó đã uống đến say bí tỉ, không hề biết chuyện tân nương đã
bị đánh tráo. Tỉnh lại sau đêm động phòng hoa chúc, chàng mới phát hiện
tân nương đã bị đánh tráo nên vô cùng tức giận.
Người thiếp của Tiết độ sứ khéo ăn
khéo nói, nước mắt nước mũi lưng tròng nói rằng, bản thân nàng ta ngưỡng
mộ chàng như thế nào, tình nguyện từ bỏ cuộc sống vinh hoa, mong rằng
chàng có thể hiểu được một tấm chân tình của nàng.
Ngoài ra còn nói rằng: “Con gái lớn
của Tiết độ sứ bây giờ ở trong rừng sâu không biết sống chết thế nào,
người hiểu sự tình thì biết là thiếp chủ động đi theo chàng, còn người
không hiểu sẽ cảm thấy là chàng đã dụ dỗ thiếp… Chúng ta cần phải mau
chóng rời khỏi nơi này, nếu không cả hai đều sẽ chết không có đất chôn”.
Chàng văn nhân lúc đầu vô cùng tức giận, về sau nghĩ lại thấy cũng có lý, thế là dẫn theo nàng ta chạy trốn đến một nơi thật xa.
Lại nói về vị Tiết độ sứ, vốn dĩ vô
cùng cao hứng đưa tiễn con gái xuất giá, về sau hay tin con gái đã chết
trong rừng sâu, người thiếp lại bỏ trốn cùng chàng văn nhân, ông vô cùng
tức giận và đau lòng. Bởi vì người mà ông thương yêu nhất chính là cô
con gái lớn và người thiếp này. “Tất cả đều là họa do tài văn chương gây
nên!”, ông đau đớn hét lên. Thế là dán cáo thị khắp nơi, treo thưởng
cho ai bắt được văn nhân và người thiếp của ông.
Còn chàng văn nhân kia, lúc đó bất đắc
dĩ đành phải dẫn theo người thiếp của Tiết độ sứ bỏ trốn, chuyện này đã
khiến chàng rất đau khổ, cảm thấy bản thân mình có lỗi với Tiết độ sứ
và con gái lớn của ông. Lại bởi người thiếp của Tiết độ sứ là một người
đàn bà vô cùng điêu ngoa và hoang phí, mà chàng thì vốn dĩ bần hàn, cho
nên chỉ sau một thời gian, người thiếp không thể chịu đựng thêm được
nữa.
Hơn nữa khắp nơi đều đang truy bắt họ,
không có cách nào khác đành phải trốn trong sơn thôn và những nơi ít
người lui đến. Như vậy khiến cho tài hoa của chàng cũng dần dần bị mai
một đến mức gần như không còn, mấy năm sau chàng mắc phải bệnh phong hàn
mà chết. Sau khi chàng chết không lâu, người thiếp của Tiết độ sứ cũng
chết theo.
Khi hồn phách của hai người họ đến âm
phủ, phát hiện hồn phách con gái lớn của Tiết độ sứ vẫn còn ở đó, vẫn
chưa luân hồi chuyển sinh, thì họ cảm thấy có chút hổ thẹn.
Một ngày kia, Diêm Vương ngồi trên đại
điện, gọi phán quan đến, chuẩn bị đưa hồn phách của ba người họ đi đầu
thai chuyển thế. Diêm Vương hỏi: “Các ngươi còn có nguyện vọng gì chưa
hoàn thành?”.
Hồn phách con gái lớn của Tiết độ sứ
nói: “Bởi vì đời trước chưa được làm vợ của chàng, mong sao đời sau có
thể hoàn thành tâm nguyện này”. Hồn phách của văn nhân cũng cảm thấy bản
thân đã mắc nợ nàng ấy, nên đã đồng ý. Ngờ đâu người thiếp của Tiết độ
sứ tuy trong tâm có chút day dứt, nhưng vẫn nói: “Tuy tôi lúc còn sống
đã làm chuyện có lỗi với Tiết độ sứ và cô con gái lớn của ông ấy, nhưng
tình cảm tôi đối với chàng ấy là thật lòng!”
Diêm Vương nghe xong, cảm thấy tương
lai giữa mấy người này vẫn là có dây dưa về mặt tình cảm, bèn nói: “Năm
đó, Tiết độ sứ đã từng nói, ‘tất cả đều là họa do tài văn chương gây
nên’. Vậy tương lai nhà ngươi đừng có làm văn nhân nữa, mà hãy làm
thương nhân. Làm một thương nhân căn cứ vào lòng chung thủy trong tình
cảm của ngươi mà quyết định nhà ngươi có tiền hay không, và một đời sống
có bình thản hay không”.
Văn nhân khấu đầu, nói rằng: “Vậy ý
của Ngài chính là tương lai nếu như khi tôi gặp được hai người họ, sẽ có
vương vấn về mặt tình cảm, nhưng yêu cầu tôi nhất định phải chuyên
nhất, nếu không sự nghiệp và nhân sinh đều sẽ có nhiều chỗ không thuận
lợi, phải không?”.
Diêm Vương mỉm cười, vẫy tay một cái
liền tiễn họ lần lượt đi chuyển sinh. Lúc này, phán quan có vài chỗ
không hiểu, hỏi rằng: “Cớ sao ngài vẫn còn để họ sau này gặp nhau, lại
còn phải xuất hiện vướng mắc trong chuyện tình cảm? Như vậy không phải
là tăng thêm độ khó cho nhân sinh của họ hay sao?”.
Diêm Vương mỉm cười: “Nhà ngươi có chỗ
không hiểu, mấy người họ vốn đều có nguồn gốc rất sâu xa, ân oán mà họ
đã kết hạ nơi thế gian con người, nguyên một đời vốn không thể nào hóa
giải hết được, vậy nên đời sau vẫn cần phải tiếp tục, đây chính phép tắc
của nhân quả luân hồi! Họ lựa chọn thế nào là chuyện của bản thân họ,
lựa chọn đúng rồi, vậy thì sẽ có quả báo tốt, lựa chọn sai rồi, vậy thì
sẽ có ác báo. Đây cũng là một lối thoát cho người ta!”.
Phán quan nghe xong những lời này, gật
gật đầu như đã hiểu ra điều gì đó.
Từ câu chuyện trên đây có thể khiến
chúng ta hiểu được rằng: Tuy nhân duyên là điều đã được định trước,
nhưng đời này chúng ta vẫn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Chẳng qua chỉ
là “nhân” lúc này sẽ gieo trồng “quả” của tương la.
KIẾN THỨC
« Quay lại