Ngày 21/06/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết sẽ có hiệu lực trong 5 năm từ ngày 15/08/2017. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, trước đây, các ngân hàng rất khó để thu giữ các tài sản đảm bảo, trừ trường hợp khách hàng hợp tác. Còn khách hàng không hợp tác, chây ì thì ngân hàng hay Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng chịu.
Nghị quyết hiện nay đã cho phép các ngân hàng và VAMC có quyền làm điều đó. Nếu thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả sẽ giải phóng các tài sản đảm bảo là bất động sản ra thị trường, việc giao dịch mua bán lại dự án sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên, cho đến giờ này chưa biết các ngân hàng áp dụng Nghị quyết như thế nào, do đó chưa thể đưa ra nhận xét điều này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản.
Theo ông Hiếu, quyền lợi của người mua nhà sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Khách hàng mua căn hộ tại một dự án nào đó khi đã đóng đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư thì họ có quyền sử dụng căn hộ đó. Tuy nhiên, họ chưa thể có sổ hồng, sổ đỏ do chủ đầu tư chưa trả xong nợ cho ngân hàng và chừng nào chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì người mua vẫn bị “treo” sổ.
Mặt khác, khi quá thời hạn trả nợ mà chủ đầu tư vẫn không trả được nợ thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản đảm bảo là dự án bất động sản đó và tài sản này thuộc về họ. “Lúc này, ngân hàng với tư cách chủ nợ và là người sở hữu tài sản thế chấp có quyền đuổi cư dân của dự án đó ra đường”, ông Hiếu nói.
Tiến sĩ cho hay, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người mua nhà sẽ chịu ảnh hưởng từ quy định cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo. Hiện tại, chưa có quy định trong trường này quyền lợi của người mua nhà được bảo vệ ra sao. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, Nghị quyết này đâu đó cũng đã gián tiếp cho phép người dân đưa ngân hàng ra tòa kiện và nghị quyết cũng đã nói đến tòa án phải rút ngắn các thủ tục để giải quyết tranh chấp.
Có thể hiểu rằng, người dân vẫn có quyền kiện ngân hàng ra tòa khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Nghị quyết 42/2017 cho phép tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC được thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi có đầy đủ 5 điều kiện sau:
VNN