Các chuyên gia về tài chính cá nhân cho rằng nguyên tắc đầu tiên nếu có ý định mua nhà trả góp là đảm bảo tiền nhà không vượt hơn 30% thu nhập mỗi tháng. Khi lập kế hoạch mua nhà, nếu thấy mình phải trả quá 30% thu nhập hàng tháng cho tiền nhà, bạn cần cân nhắc lại vì chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối trước những khoản chi phát sinh không ngờ tới.
Luôn luôn có kế hoạch mua nhà cụ thể, đặc biệt là đối với ngân sách để tránh trường hợp mua xong nhà là hết nhẵn tiền
Theo hai chuyên gia tài chính Pollack và Olen từ Mỹ , tất cả mọi người đề sẽ gặp những biến cố tài chính bất ngờ. Người thì bệnh tật, người thì mất việc, bị công ty bảo hiểm từ chối trả viện phí, hay chỉ đơn giản là chiếc xe của bạn bỗng dưng hỏng hóc nặng... Tuy nhiên, một khi đã có kế hoạch mua nhà thì bạn nên nhớ rằng ngân hàng sẽ luôn yêu cầu bạn trả đúng hạn. Tiền dự phòng của bạn là dành cho những lúc như thế này đây. Nếu mua nhà mà tiền dự phòng không đủ, bạn sẽ không trở tay kịp với những biến cố tài chính xảy đến với mình.
Ngân sách trong kế hoạch mua nhà của bạn cần phải cân đối với những kế hoạch tương lai. Nếu bạn không có dự định lớn nào, việc trả tiền mua nhà sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ví dụ, hiện tại mỗi tháng bạn trả góp 20 triệu cho căn nhà, nhưng nếu năm sau bạn có con thì 20 triệu này có còn được đảm bảo đều đặn mỗi tháng không? Nếu câu trả lời là không, bạn nên cân nhắc lại kế hoạch mua nhà của mình và sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý hơn.
Hãy cân nhắc kế hoạch mua nhà của mình nếu bạn dự định chuyển đi nơi khác sinh sống trong vòng 5 năm tới
Mua nhà mang yếu tố dài hạn tương tự như đầu tư cố phiếu vậy. Bạn có thể mất ít nhất 5 năm thì mới gọi là huề vốn được. Trong vài năm đầu trả góp, khoản tiền bạn đóng hàng tháng đa phần là lãi suất chứ chưa phải tiền gốc. Năm huề vốn là năm mà chi phí mua nhà thấp hơn chi phí thuê nhà.
Ramit Sethi, tác giả quyển “Tôi sẽ dạy bạn làm giàu” cho rằng thời điểm tốt nhất nên là 10 năm. “Càng ở lâu trong căn nhà, bạn càng tiết kiệm được nhiều. Bán nó đi thông qua một sàn giao dịch bất động sản, bạn sẽ tốn một khoản lớn cho môi giới. Chia ra cho vài năm, bạn sẽ nhận ra nếu ở thêm 10, 20 năm nữa thì sẽ tốt hơn”.
Bạn đang nợ nần chồng chất? Khoan hãy mua nhà đã.
Nợ ai đó tiền ăn trưa hay tiền mua sắm chút đỉnh thì sẽ không có gì to tát. Tuy nhiên, nếu cộng dồn tất cả khoản nợ của bạn lại như tiền mua xe, tiền nợ tín dụng... mà con số lên đến hơn 43% thu nhập, bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi đi mua nhà.
Vì vậy, khi lên kế hoạch mua nhà, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã giải quyết các khoản nợ lớn gây sức ép tài chính lên thu nhập trước tiên.
Đừng vội nghĩ chỉ cần đủ tiền mua ban đầu là xong. Đằng sau đó là hàng loạt thuế phí mà bạn phải chịu như tiền điện nước, công chuyển nhà, phí bảo dưỡng, tu sửa, chi phí nội thất... Cái giá thực sự của căn nhà mới chỉ là phần nền mà thôi, quan trọng hơn cả là chi phí hằng tháng mà căn nhà sẽ hao tốn.
ST